Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2022)

Thứ ba - 25/01/2022 17:30 24.148 0
BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

       Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành "một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác". Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp.
       Trong bối cảnh nước mất nhà tan, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên, các phong trào đó lần lượt thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám không giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam chìm trong sự khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
       Giữa lúc dân tộc ta rơi vào màn đêm nô lệ, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân, Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
       Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin đăng trên báo Nhân đạo và cũng chính từ đây đã giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập tự do thật sự cho dân tộc, cho đồng bào mình.
Từ năm 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc vừa hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Người tập trung chuẩn bị về tổ chức và cán bộ, lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), đồng thời gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc). Nhờ hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà đến cuối năm 1929 đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra đời của một Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín muồi.
       Đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội. Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1/1/1930, những đại biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thân của Đảng) thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Trung Kỳ. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.
       Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, tại bán đảo Cửu Long (Trung Quốc) đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam - gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp thành lập Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.
        Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
       Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
       Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào dịp cả dân tộc đang hân hoan chào đón xuân Nhâm Dần 2022, chúng ta càng tự hào vì đất nước có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
                                                     
 Quang Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

27-CTr/TU

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 27/03/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:72

04/CT-UBND

CHỈ THỊ Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến gắn với đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 12/03/2024

lượt xem: 89 | lượt tải:56

76/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 104 | lượt tải:30

79/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 102 | lượt tải:29

555/QĐ-SVHTT

QĐ Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 103 | lượt tải:40
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay2,840
  • Tháng hiện tại38,363
  • Tổng lượt truy cập3,510,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây