Lễ khánh thành công trình: tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Lê Đại Cang

Thứ hai - 05/02/2024 10:38 245 0
Ngày 24/02/2024, trong không khí hân hoan, phấn khởi chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Định, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Lễ khánh thành Công trình: Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Lê Đại Cang, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
LeKhanhThanhLeDaiCang01


         Tham dự buổi lễ có đồng chí: Nguyễn Tuấn Thanh, Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Lý Tiết Hạnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hồ Sỹ Dũng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đồng chí Tạ Xuân Chánh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao cùng đại diện lãnh đạo các sở, Ban, ngành của tỉnh, huyện Tuy Phước, con cháu gia tộc họ Lê và chính quyền, nhân dân địa phương.
        Lê Đại Cang (1771 - 1849), quê ở làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn, nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Thời trẻ, dù gia cảnh khó khăn, nhưng ông giữ vững truyền thống nho học của dòng họ, chuyên tâm học cả văn lẫn võ, trở thành con người văn võ song toàn. Năm 1802, ông được tiến cử ra làm quan và đã phụng sự 3 triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.
LeKhanhThanhLeDaiCang02

         Trong 41 năm thăng trầm với sự nghiệp làm quan, có lúc ông là người đứng đầu của một vùng, quyền cao chức trọng, khi thì bị giáng chức trở thành một người lính khiêng võng; lúc là đại tướng cầm quân đuổi giặc ngoại xâm, khi là vị quan chỉ huy đào sông Vĩnh Điện, giữ đê sông Hồng..., dù ở cương vị nào, Lê Đại Cang cũng luôn nêu tấm gương sáng của một kẻ sĩ luôn tận tụy vì dân, vì nước, đem trí tuệ xuất chúng và tài năng đa diện của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đối với quê hương, Lê Đại Cang đã để lại dấu ấn khá sâu đậm sau khi về hưu, đó là việc sáng lập, vận động xây dựng và tổ chức hoạt động Văn chỉ Tuy Phước vào năm 1843 làm nơi tụ họp văn nhân, khích lệ truyền thống hiếu học của nhân dân quê nhà.
LeKhanhThanhLeDaiCang03

          Tháng 10 năm Nhâm Dần (1842), ông xin về hưu. Ông đã lập một “Liêu ốc” làm nơi an tịnh tuổi già tại quê nhà, đặt tên là Giác Am (nay là Bảo Thọ Tự), lấy hiệu là Giác Am cư sĩ. Năm Kỷ Dậu (1849), ông từ trần tại Giác Am, hưởng thọ 79 tuổi. Thi thể ông được gia tộc rước về làm lễ an táng theo thế tục tại khu đất nghĩa địa của dòng họ tục danh là gò Thiên Địa. Sau đó, nhà Nguyễn cho xây dựng mộ ông khá khang trang, mang đậm đặc trưng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn dành cho các quan đại thần. Hàng năm, dòng họ và nhân dân thôn Luật Chánh tổ chức lễ tưởng nhớ ngày mất của ông vào ngày 24 tháng 8 âm lịch.
Có thể nói cuộc đời Lê Đại Cang là cuộc đời một người làm quan bôn ba lận đận, thăng trầm, nhưng là một vị quan mà đời sau phải kính nể, học tập. Đó là một tấm gương của một quan chức tận tụy vì dân vì nước, trên tuân mệnh vua, dưới cốt an dân, làm điều tốt điều lợi cho dân. Lê Đại Cang đã thể hiện một nhân cách phi thường, một tấm gương kẻ sĩ. Với ý nghĩa đó, Mộ Lê Đại Cang được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích lịch sử vào ngày 27/9/2013.
Để tưởng nhớ một người con của quê hương Bình Định đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương, chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh đầu tư xây dựng Dự án: Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Lê Đại Cang tại thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, là quê hương của ông nhằm phục vụ nhân dân và du khách thăm viếng; qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp của quê hương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Dự án được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách của tỉnh, sau 5 tháng tích cực thi công, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành các hạng mục: Mộ cụ Lê Đại Cang; mộ Đệ nhất phu nhân Phạm Thị Doan; mộ Đệ nhị phu nhân Quận chúa Ngọc Phiên; hương án và am thờ; tường rào, cổng ngõ; sân đường nội bộ; bãi đậu xe; hệ thống điện chiếu sáng...
           Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, thiết thực chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa./.
Đặng Văn Đệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

27-CTr/TU

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 27/03/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:72

04/CT-UBND

CHỈ THỊ Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến gắn với đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 12/03/2024

lượt xem: 89 | lượt tải:56

76/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 104 | lượt tải:29

79/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 102 | lượt tải:29

555/QĐ-SVHTT

QĐ Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 103 | lượt tải:39
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay2,561
  • Tháng hiện tại38,084
  • Tổng lượt truy cập3,509,891
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây