NHÀ YÊU NƯỚC, ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC

Thứ sáu - 15/10/2021 16:20 4.913 0
 “Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
      Báo hận thâm cừu bất đái thiên” . (1)
     Là bài thơ với khí phách kiên cường được Nhà yêu nước, Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ngân vang trước giờ thực dân Pháp thực hiện hành quyết Ông vào ngày 27/10/1868, vì đã áp dụng mọi phương cách thuyết phục, dụ dỗ, chiêu hàng nhưng không thành.
 
62(1)
Đền thờ Nguyễn Trung Trục
 
     Ông sinh năm Mậu Tuất (1838), tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông xuất thân từ gia đình làm nghề chài lưới. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch. Thời niên thiếu có thời gian Ông theo gia đình về Bình Định học võ. Khi tham gia nghĩa quân chống Pháp, đồng đội thường được gọi là Quản Chơn, Quản Lịch; Ông được trao Quyền sung quân binh đạo (1860), rồi Lãnh binh Gia Định (1867). Ông nổi tiếng giỏi võ từ nhỏ, cương trực, nghĩa hiệp, giàu lòng yêu nước, thương dân. Khi là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ, Ông đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh oanh liệt, trong đó có nhiều chiến công vang dội, như đốt cháy, làm chìm tàu L'Espérance (tàu “Hy vọng”) trên vàm Nhựt Tảo vào ngày 10/12/1861, làm cho “Hỏa hồng Nhựt Tảo càng kinh thiên địa”. Về phía triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, tháng 6/1867, biết thế lực mình không chịu nổi, Phan Thanh Giản đã chịu nộp thành và uống thuốc độc tự tử, thì ngày 16/6/1868 Nguyễn Trung Trực đã “Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần” như một tấm gương sáng về lòng yêu quê hương đất nước, đối đầu với nhiều người đầu hàng, chủ hòa của triều đình Huế và tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp ngay tại tỉnh lỵ Rạch Giá năm 1868. Tháng 9/1868, trong xu thế phải thay đổi chiến lược, Nguyễn Trung Trực ra lập căn cứ ở Phú Quốc để thực hiện chống Pháp trong tình hình mới, tình thế không kìm chân giặc được nên hơn một tháng sau Ông bị bắt, giặc Pháp tìm mọi phương cách thuyết phục, dụ dỗ, chiêu hàng nhưng không thành. Cuối cùng chúng đã tra trấn dã man, xử chém Ông vào ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/9 năm Mậu Thìn).

     Ý chí đấu tranh anh dũng và sự hy sinh bất khuất của Ông là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc với câu nói bất hủ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ghi nhận, tôn vinh công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người con của quê hương Bình Định là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống của dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Từ ý nghĩa ấy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định đã giao nhiệm vụ Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các sở, ban ngành liên quan cùng với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà tài trợ là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả triển khai xây dựng Công trình Đền thờ Nguyễn Trung Trực, khởi công vào ngày 09/5/2020 trên khu đất rộng 1,2ha, tại địa điểm Dốc Sáo thuộc thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát. Đền thờ kết nối hài hòa, tạo nên một quy mô trang trọng “Tọa sơn ngọa thủy”, phía sau và bên hông được bao bọc bởi dãy núi cùng những khối đá lớn, trước mặt là bãi biển đẹp, với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn kinh phí tài trợ chính của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và các đơn vị liên quan.
     Ngày 11/10/2020, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức khánh thành Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và thể hiện ý nghĩa sâu sắc hình thành địa chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn cho thế hệ trẻ; gắn kết với các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phù Cát nói riêng,  hình thành điểm đến tham quan du lịch.
     Ngoài Đền thờ, các điểm di tích liên quan đến Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trên cả nước là phải kể đến di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã có lịch sử hình thành hơn 100 năm, trở thành di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang, đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, được các thế hệ Nhân dân Kiên Giang gìn giữ, lưu truyền cho đến ngày nay. Năm 1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực.
     Truyền thống tỉnh Bình Định thường chọn ngày tổ chức kỵ tiên linh (lễ giỗ) hằng năm trước một ngày tính từ ngày qua đời. Đồng thời với quan điểm cần kết nối với các địa phương phối hợp tổ chức hoạt động này để có điều kiện giao lưu, thực hiện các hoạt động văn hóa trong quá trình tổ chức Lễ giỗ và hình thành lễ hội trong tương lai tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực; Sở Văn hóa và Thể thao trình UBND tỉnh chọn ngày 11 tháng 9 âm lịch hằng năm triển khai tổ chức Lễ giỗ Ông và hình thành các hoạt động văn hóa tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực trong thời gian đến.
     Đề án Quản lý và phát huy giá trị Đền thờ Nguyễn Trung Trực mà Sở Văn hóa và Thể thao đang tiến hành thành lập, sớm được hoàn chỉnh thông qua, trình UBND tỉnh trong thời gian đến. Hy vọng Đề án sẽ là căn cứ để hình thành, phục dựng các hoạt động văn hóa dân gian gắn liền thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trung Trực và truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương.
Nguyễn Văn Ngọc
 
(1) Bài thơ do PGS-TS. Nguyễn Thương Ngô ghi lại

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

27-CTr/TU

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 27/03/2024

lượt xem: 118 | lượt tải:62

04/CT-UBND

CHỈ THỊ Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến gắn với đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 12/03/2024

lượt xem: 76 | lượt tải:40

76/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 85 | lượt tải:25

79/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 82 | lượt tải:25

555/QĐ-SVHTT

QĐ Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 85 | lượt tải:29
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay208
  • Tháng hiện tại28,143
  • Tổng lượt truy cập3,390,506
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây