KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY MẤT NHÀ NHO YÊU NƯỚC - CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

Thứ hai - 21/11/2022 14:26 1.688 0
          Kỷ niệm 93 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1929 - 2022), sáng ngày 20/11/2022 (nhằm ngày 27/10 âm lịch), Bảo tàng Quang Trung long trọng tổ chức lễ giỗ tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh  tại di tích Huyện đường Bình Khê thuộc thôn Thượng Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
          Tham dự lễ giỗ có các đồng chí: Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Đ/c Lê Bình Thanh - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tây Sơn; Đ/c Phan Chí Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cùng các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban thuộc huyện, lãnh đạo xã Tây Giang và đông đảo nhân dân địa phương. Lễ giỗ thực hiện theo nghi thức truyền thống. Với lòng tri ân, tôn kính, các đồng chí lãnh đạo và nhân dân dâng hương tưởng niệm và ôn lại cuộc đời, sự nghiệp của Cụ.
 
93NamNgayMatNgSinhSac001
Đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê

          Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại Làng Sen, xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước và cần cù lao động. Cha mẹ mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, song ông Nguyễn Sinh Sắc vẫn quyết chí dùi mài kinh sử và được vợ là bà Hoàng Thị Loan luôn động viên, giúp đỡ.
          Năm 1894 ông đỗ Cử nhân. Tại kỳ thi hội năm Tân Sửu (1901), ông đỗ Phó bảng. Năm 1906 ông được triều đình Huế bổ nhiệm chức Thừa biện Bộ Lễ. Tháng 5/1909, ông được cử vào Ban chấm thi Hương tại Trường thi Bình Định. Tháng 7/1909, ông nhận chức Tri huyện Bình Khê. Dù ở chốn quan trường nhưng ông luôn giữ nếp sống giản dị, một vị quan thanh liêm, cương trực, không màng danh lợi, thường giao du với các nhà nho yêu nước, sẵn sàng đứng về phía dân, bảo vệ người nghèo, giúp đỡ người yêu nước, trừng trị nghiêm khắc bọn cường hào ức hiếp dân lành. Tháng 1/1910 ông bị vu tội lạm quyền và triệu hồi về kinh cách chức.
          Năm 1911, ông rời Huế vào Nam, đi khắp các tỉnh Nam bộ, quan hệ mật thiết với các nhà nho cấp tiến và những người yêu nước tìm cách hoạt động cứu nước, sống thanh đạm đến cuối đời bằng nghề bốc thuốc, chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo. Ngày 27/11/1929 (nhằm ngày 27/10 năm Kỷ Tỵ), ông lâm bệnh và qua đời tại Cao Lãnh - Đồng Tháp, hưởng thọ 67 tuổi.
 
93NamNgayMatNgSinhSac002
Nghi thức tế lễ tại lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc

          Với cốt cách của một nhà nho yêu nước, cụ Nguyễn Sinh Sắc cả cuộc đời luôn ôm ấp suy nghĩ làm thế nào để giúp dân, cứu nước. Trong khoảng thời gian làm Tri huyện Bình Khê, ông được nhân dân kính yêu, trọng vọng. Với trí thức của một nhà nho, ông hiểu rằng “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Ông luôn dạy các con rằng “Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình”. Có thể thấy, tư tưởng và đạo đức của Cụ có ảnh hưởng lớn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Huyện đường Bình Khê, nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ Cha - Con đầy trăn trở vận nước, câu nói của Cụ:“Nước mất, con lo tìm nước chớ tìm cha” và cuộc chia tay lịch sử với người cha thân yêu đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
         Thời gian làm Tri huyện Bình Khê tuy ngắn ngủi (từ tháng 7/1909 đến tháng 1/1910), cũng như những ngày tháng Nguyễn Tất Thành lưu lại Bình Định và Bình Khê không là bao so với cả cuộc đời và sự nghiệp của Người; nhưng đó là một sự kiện lịch sử quan trọng, một bước ngoặc làm thay đổi cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc và đưa Nguyễn Tất Thành bước vào cuộc trường chinh cứu nước, cứu dân, trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
           Di tích địa điểm lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Huyện đường Bình Khê - nơi ghi dấu cụ Nguyễn Sinh Sắc đã sống và làm việc trong thời gian giữ chức Tri huyện, đồng thời là điểm dừng chân trong hành trình theo chiều dài đất nước, trước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Với ý nghĩa đó, di tích được Nhà nước xếp hạng Quốc gia năm 2018.
               Lễ giỗ kỷ niệm 93 năm ngày mất cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thể hiện sự tưởng nhớ và lòng tri ân sâu sắc của hậu thế đối với bậc tiền nhân, một vị quan thanh liêm, cương trực, sống trọn nghĩa, vẹn tình, với đức tính khiêm tốn, giản dị được nhân dân tin yêu, quý mến. Nhân cách của cụ còn mãi với thời gian, là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập noi theo.
                                                                             Tin và ảnh: Nguyễn Thị Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

27-CTr/TU

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của BCH TW Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

Thời gian đăng: 27/03/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:73

04/CT-UBND

CHỈ THỊ Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến gắn với đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 12/03/2024

lượt xem: 89 | lượt tải:57

76/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 104 | lượt tải:30

79/BC-SVHTT

BC Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 102 | lượt tải:30

555/QĐ-SVHTT

QĐ Về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 12/04/2024

lượt xem: 103 | lượt tải:40
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,249
  • Tháng hiện tại38,772
  • Tổng lượt truy cập3,510,579
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây